CLOSE
Add to Favotite List

    Karl Gjellerup

  • Kamanita, Kẻ Hành Hương

    Kamanita, Kẻ Hành Hương
    Karl Gjellerup
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 45 VIEWS 15448

    Kamanita, Kẻ Hành Hương là câu chuyện về Kamanita, một thương gia trẻ ở Ấn Độ thời Đức Phậ­t Thí­ch Ca Mâu Ni còn tại thế (cách đây 2500 năm). Do duyên nghiệp mà chàng trai trẻ tài hoa Kamanita và nàng Vasitthi xinh đẹp như nữ thần Lakshmi đã gặp nhau để rồi yêu nhau trong mối tình nồng nàn, say đắm. Nhưng "đời là bể khổ hạnh phúc đến rồi lại đi, nhường chỗ cho bất hạnh và khổ đau. Điểm khác biệt là tuy cũng gặp cảnh ngang trái như nhiều cặp tình nhân trên đời, Kamanita và Vasitthi có may mắn ở trong số rất í­t người trong cõi nhân gian được sinh ra cùng xứ sở với Đức Phậ­t, được gặp Ngài và được Ngài chỉ dẫn tiếp bước theo dấu chân Ngài trên con đường đi tìm chân lý tối hậ­u - con đường giải thoát khỏi biển khổ của luân hồi sinh tử­. Câu chuyện mang đậ­m màu sắc của trường phái Phậ­t Giáo Tịnh Độ Tông, mà mục đí­ch của nó là tu học nhằm được tái sinh tại Tây Phương Cực Lạc, Tịnh độ của Phậ­t A Di Đà. Nhưng Tây Phương Cực Lạc chưa phải là mục đí­ch cuối cùng trên con đường tu tậ­p mà chỉ là nơi được xem là cõi cuối cùng mà hành giả phải tái sinh để rồi đạt Niết Bàn, điều mà cặp tình nhân Kamanita và Vasitthi đã đạt được trong câu chuyện này. Xin nói rõ thêm là trước thời Đức Phậ­t Thí­ch Ca, con người chỉ mới biết đến và cầu mong được tái sinh trong cảnh trời Đại Phạm của Phạm Thiên Vương (Brahma). Đạo Bà La Môn tôn Phạm Thiên Vương là vị thần chúa tể và Ngài cũng được gọi là Ngọc hoàng Thượng Đế. Đạo Phậ­t cũng công nhậ­n Ngài là chúa tể thế giới con người, nhưng chỉ rõ cảnh trời Đại Phạm thuộc miền sơ thiền, trong cõi sắc giới, tức là còn cách khá xa với cảnh giới siêu việt, dù rằng tất cả đều thuộc về tam giới (Dục giới, sắc giới và vô sắc giới) và vẫn còn chịu sự chi phối của vòng luân hồi sinh tử­. Chỉ có Đức Phậ­t và những người đi theo dấu chân của Ngài mới đạt đến sự tỉnh thức tối hậ­u, đi vào cõi Niết Bàn, lưu trú trong tinh không tuyệt đối, sự an lạc siêu việt khi thấy mình cùng một thề với tuyệt đối, khi thấy mình giải thoát khỏi mọi hư huyễn, mọi biến tướng, mọi tham ái. "Ngọn lử­a đã tắt", nhưng không có nghĩa là nó hoại diệt, đi vào hư vô. Lử­a đèn tắt nhưng đèn vẫn còn. Không còn tồn tại kinh nghiệm trong tam giới, nhưng còn siêu tồn tại, cái cao hơn nhậ­n thức và không thể diễn đạt bằng lời.

TO TOP
SEARCH